Lĩnh vực hoạt động
1. Khảo Sát Địa Hình:
- Khảo sát, đo và lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 cho toàn khu đất. Nội dung công tác cụ thể như sau:
Xác định tọa độ, cao độ các mốc ranh khu đất theo vị trí do chủ đầu tư chỉ dẫn;
Đo cao độ hiện trạng, địa hình, địa vật trong phạm vi khu đất;
Lập bản đồ hiện trạng cao độ tỷ lệ 1/500;
Xác định vị trí, cao độ tim đường hiện hữu tại khu vực liên quan;
Khảo sát các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các điểm đấu nối cấp nước, thoát nước mưa, nước thải và cấp điện.
2. Khảo Sát Địa Chất:
- Các số liệu khảo sát địa chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế và liên quan trực tiếp đến độ ổn định, tính bền vững cũng như kinh phí đầu tư xây dựng công trình. Các nội dung chính của công tác khảo sát địa chất bao gồm:
Khoan các hố khảo sát để lấ mẫu;
Lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất (cứ 2m lấy 1 mẫu);
Thử nghiệm các thông số SPT tại hiện trường (2m/điểm);
Thí nghiệm mẫu nước ngầm trong đất (1 mẫu);
Lập các bản vẽ mặt cắt và hồ sơ Báo Cáo Địa Chất công trình.
3. Lập Dự án đầu tư
- Phần thuyết minh dự án đầu tư thể hiện các nội dung:
Điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm và tình hình sản xuất sản phẩm cùng loại trong khu vực, đối thủ cạnh tranh;
Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư;
Lựa chọn công nghệ và giải pháp kỹ thuật cho dự án;
Quy mô đầu tư và công suất của dự án, sản phẩm chính và cơ cấu của sản phẩm;
Các phương án quy hoạch xây dựng;
Các giải pháp thiết kế kiến trúc, kết cấu, hạ tầng kỹ thuật…
Phân tích đánh giá tác động môi trường;
Tổ chức, nhu cầu lao động và cơ cấu lao động;
Dự toán đầu tư:: Xây lắp,thiết bị, các chi phí khác… và tổng mức đầu tư;
Phân tích hiệu quả về mặt tài chính của dự án (tính toán các chỉ tiêu: NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn, Điểm hòa vốn, Độ nhạy của dự án…);
Phân tích hiệu quả về mặt xã hội của dự án;
Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án.
- Phần thiết kế cơ sở: Gồm các bản vẽ thể hiện:
Quy hoạch tổng mặt bằng, bố trí các hệ thống kỹ thuật hạ tầng như: đường nội bộ, cây xanh, san nền, cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải…
Thiết kế phương án kiến trúc, kết cấu, điện, nước và ĐHKK cho các hạng mục công trình.
Bố trí các hệ thống chống sét, PCCC.
4. Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
4.1. Thiết kế sơ bộ
- Dựa trên bản vẽ mặt bằng tổng thể được Chủ đầu tư cung cấp, đơn vị tư vấn sẽ tiến hành xem xét, đề xuất những giải pháp kiến trúc phù hợp nhất.
- Quy hoạch mặt bằng tổng thể, hạng mục chính, các hạng mục phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
- Bản vẽ phương án sơ bộ kiến trúc công trình chính bao gồm các mặt bằng, mặt cắt thể hiện nội dung và quy mô công trình;
- Phối cảnh công trình.
4.2. Thiết kế cơ sở
- Quy hoạch mặt bằng tổng thể, hạng mục chính, các hạng mục phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
- Triển khai bản vẽ phương án kiến trúc các hạng mục công trình bao gồm các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt thể hiện nội dung và quy mô công trình;
- Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng, đảm bảo các thông số kỹ thuật tính toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật của công trình.
- Tổ chức các lối giao thông tiếp cận, lối thoát hiểm, hành lang PCCC theo đúng qui định hiện hành.
- Phối cảnh góc nhìn chính thể hiện rõ giải pháp kiến trúc, màu sắc và vật liệu sử dụng.
- Thuyết minh sơ bộ kiến trúc công trình.
- Thuyết minh giải pháp kết cấu.
- Bản vẽ phương án kết cấu chính của công trình: móng, cọc, thân và mái;
- Phương án kết cấu chính về móng, cọc, thân và mái công trình;
- Thuyết minh giải pháp MEP;
4.3. Thiết kế bản vẽ thi công
- Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán và dự toán chi tiết cho các hạng mục xây dựng công trình. Nội dung công tác Lập hồ sơ thiết kế bao gồm:
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công gồm các công tác sau:
Thiết kế Kiến trúc công trình;
Thiết kế Kết cấu (từ móng đến mái);
Thiết kế Hệ thống điện động lực và điện chiếu sáng;
Thiết kế Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ;
Thiết kế Hệ thống chống sét;
Thiết kế Hệ thống phòng cháy chữa cháy ;
Thiết kế Hệ thống cấp nước;
Thiết kế Hệ thống thoát nước mưa, nước thải;
Thiết kế Hệ thống thông gió, điều hòa không khí;
Lập Tổng dự toán và dự toán chi tiết cho công trình.
- Dựa trên hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công đã hoàn thành, đơn vị tư vấn tiến hành lập tổng dự toán và dự toán chi tiết cho công trình.
5. Xin Cấp Giấy Phép
- Liên hệ với các cơ quan chức năng để hoàn tất các thủ tục pháp lý sau đây :
Đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết môi trường tuỳ qui mô và sản phẩm của dự án.
Chứng nhận thẩm duyệt hệ thống PCCC.
Thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
Xin cấp Giấy Phép Xây Dựng.
6. Lựa chọn nhà thầu
- Tùy theo tính chất từng gói thầu và yêu cầu của CĐT sẽ tham mưu cho CĐT hình thức đấu thầu cụ thể: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào giá cạnh tranh.
- Giai đoạn thực hiện;
- Lập hồ sơ mời thầu.
- Gởi thư mời thầu đến các nhà thầu mà CĐT phê duyệt.
- Phát hành hồ sơ mời thầu và gởi cho các nhà thầu đã mời.
- Đóng và Mở hồ sơ dự thầu.
- Xét duyệt và đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Trình Chủ đầu tư phê duyệt và chọn nhà thầu.
- Thông báo kết quả trúng thầu.
- Hỗ trợ CĐT thương thảo hợp đồng.
7. Giám sát thi công xây dựng công trình
- Cử các kiến trúc sư, kỹ sư có đủ năng lực và kinh nghiệm để giám sát công tác thi công tại hiện trường theo đúng các quy chuẩn xây dựng hiện hành.
- Kiểm tra và ký xác nhận các hồ sơ do nhà thầu thi công thực hiện.
- Báo cáo hàng tuần của công tác giám sát tại công trường từ ngày khởi công cho đến ngày nghiệm thu cuối cùng về công việc đã thực hiện và sẽ thực hiện, các thay đổi (nếu có) của các hạng mục báo cáo.
- Thông báo đề xuất các ý kiến khuyến cáo liên quan đến chất lượng và khối lượng thi công.
- Lập báo cáo tổng kết công tác giám sát thi công công trình.
- Chụp các bức ảnh đủ chỉ ra các phần kết cấu liên quan trước khi đổ bê tông, hoàn thiện, che phủ. Những bức ảnh đó được Đơn vị tư vấn chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số và gởi các file ảnh đó kèm với báo cáo nghiệm thu.
8. Quản lý dự án
- Phối hợp làm việc và kiểm tra quá trình hoạt động xây dựng chung của các Nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị...
- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp làm việc giữa Chủ đầu tư, Tư Vấn QLDA, Tư Vấn Giám Sát, Tư Vấn Thiết Kế và các đơn vị xây lắp, lắp đặt thiết bị trong quá trình thực hiện dự án.
- Kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, chất lượng, tiến độ, khối lượng, tài chính, thủ tục pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng chung cho toàn dự án. Kiểm tra tính chính xác trong quá trình xây lắp, vận hành thiết bị và đưa vào sử dụng.
- Chủ trì các cuộc họp hàng ngày, giao ban tuần, tháng và đóng góp các ý kiến kỹ thuật của mình cho các bên tham gia thực hiện dự án.
- Yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu lắp đặt thiết bị thực hiện theo đúng hợp đồng.
- Lập tiến độ công việc trong tuần, báo cáo giao ban tuần gửi Chủ đầu tư về tình hình thi công trên phạm vi dự án.
- Làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế yêu cầu xử lý thiết kế khi có đề nghị xử lý kỹ thuật của các bên (do thiết kế không phù hợp, thiết kế kiến trúc và kết cấu không đồng bộ ...).
- Đề xuất những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi và bổ sung.
- Ban hành các mẫu nghiệm thu theo đúng yêu cầu và áp dụng biên bản nghiệm thu theo đúng Nghị định số 15/2013 NĐCP ngày 06/02/2013 và TCVN 371:2007
Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng.
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng xây dựng công trình.
- Kiểm tra xác nhận khối lượng (khối lượng phát sinh nếu có), đơn giá, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu cho Nhà thầu theo từng giai đoạn.
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu về chất lượng xây dựng.
- Lập báo cáo sự cố công trình, các công việc chưa đảm bảo chất lượng gửi Chủ đầu tư, đồng thời đề xuất ý kiến kỹ thuật của mình để đưa ra biện pháp xử lý.
- Lập báo cáo qúy, năm gửi cơ quan quản lý chức năng Nhà nước.
- Giữ bí mật, không được tiết lộ thông tin về dự án khi chưa được sự cho phép của Chủ đầu tư.
- Báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
- Bàn giao và giúp chủ đầu tư lưu hồ sơ. Lập báo cáo hoàn tất.
- Tổng kết, thanh lý hợp đồng.